Gia sư Vật lý

Home » VẬT LÝ CẤP 3 » Dạy & Học Vật lý cấp 3

Category Archives: Dạy & Học Vật lý cấp 3

Lý giải hiện tượng vòi rồng

Siêu bão Haiyan vừa qua tuy đã tan nhưng hệ quả mà nó để lại vô cùng khủng khiếp. Không chỉ là gió mạnh giật cấp 13-14, Haiyan khi vào Việt Nam còn gây ra hiện tượng vòi rồng ở Huế, hiện tượng này khá hiếm gặp ở Việt Nam. Vậy vòi rồng là hiện tượng như thế nào và ảnh hưởng của nó ra sao? Gia sư Hà Nội sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.

Vòi rồng

Vòi rồng

1, Vòi rồng là gì?
Vòi rồng là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, theo từ điển khí tượng học thì là “một cột khí xoáy dữ dội, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động lủng lẳng từ một đám mây, trông giống như cái vòi”.
2, Vòi rồng hình thành như thế nào?
Vòi rồng phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có vòi rồng. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh. Nhưng khi lốc xoáy xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Vì vậy nguyên nhân xảy ra hiện tượng vòi rồng con người cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hết.
Tuy vậy, phần lớn vòi rồng được hình thành từ một dạng mây dông đặc biệt là mây dông tích điện. Một đám mây có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 – 16km, di chuyển hàng trăm dặm và sinh ra vô số ống hút khổng lồ. Nguồn gốc của chúng là vùng khí hậu có luồng khí nóng đi lên và luồng khí lạnh đi xuống.

Cảnh tượng sau khi vòi rồng đi qua

Cảnh tượng sau khi vòi rồng đi qua

3, Vòi rồng có ảnh hưởng ra sao?
Trên đường di chuyển, vòi rồng có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá huỷ mọi thứ mà nó có thể, kể cả những nhà gạch xây không kiên cố, nên nó cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm. Nhìn từ xa vòi rồng có thể có màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo. Vòi rồng xuất hiện trên đại dương thường hút nước biển lên cao tạo thành các cây nước (waterspouts). Trong thời gian diễn ra vòi rồng, mọi người phải ngay lập tức tìm nơi trú ẩn trong một tầng hầm hay nơi kín đáo của toà nhà như phòng họp, phòng tắm… Tuyệt đối tránh trú ẩn trong xe hơi và nhà di động bởi chúng có thể bị thổi bay bất cứ lúc nào. Không nên ở trong những ngôi nhà lớn có mái rộng như thính phòng, hay siêu thị vì đó là những nơi dễ bị đổ sập. Nếu đang ở ngoài đường, bạn nên chui xuống một cái rãnh hay mương sâu và che đầu cẩn thận để khỏi bị thương do đất đá rơi xuống.
Vòi rồng chỉ là một trong số những hiện tượng vật lý trong tự nhiên. Hiểu biết về những hiện tượng này sẽ giúp con người tránh được những thiệt hại đáng tiếc. Đừng e ngại môn Vật lý, cũng đừng nản lòng vì cho rằng môn này khó học, gia sư tại nhà luôn là một sự đầu tư hiệu quả khi bạn cần!

Nguồn gia sư Lý

10 hiện tượng vật lý tự nhiên thú vị

Tại sao lại trời mưa? Tại sao nước lại đóng băng thành đá? Tại sao bóp phanh rồi mà xe vẫn chạy thêm 1 đoạn ngắn? Tại sao mọi vật chỉ rơi xuống mà không rơi lên?… Tất cả các câu hỏi về những hiện tượng tưởng chừng như rất quen thuộc trong đời sống ấy đều được giải đáp bằng các kiến thức Vật lý. Dưới đây là bật mí của gia sư Hà Nội về một vài hiện tượng vật lý tự nhiên thú vị trong đời sống:

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là bao nhiêu?


1. Năng lượng mà mặt trời truyền cho Trái Đất lớn gấp 6000 lần lượng năng lượng tiêu hao bởi con người.
2. Lượng năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch được sử dụng kể từ buổi đầu của nền văn minh thì tương đương với 30 ngày nắng đẹp.
3. Mèo có thể nhìn rõ ánh sáng với cường độ bằng 1/6 cường độ mà còn người có thể cảm nhận. Đó là nhờ một lớp tế bào đặc biệt ở sau võng mạc, hoạt động như chiếc gương, phản xạ ánh sáng lại các tế bào võng mạc.
4. Những con cá voi nói chuyện với nhau bằng cách tạo ra những tiếng lách cách lớn. Vì sóng âm ở những tần số này truyền rất tốt trong nước nên chúng có thể nghe thấy nhau ở khoảng cách lên đến 200 km.
5. Một số người có 2 hay nhiều hơn các mối hàn ở răng có thể nghe được sóng AM cường độ lớn khi ở cách trạm phát khoảng 100m. Trong trường hợp này, những mối hàn ở răng chuyển giao động của sóng điện từ thành những dao động cơ học trong đầu người đó.

Các nhà du hành vũ trụ đặt chân lên mặt trăng

Các nhà du hành vũ trụ đặt chân lên mặt trăng

6. 12 nhà du hành đã đặt chân lên mặt trăng, mang về 382 kg đá, thạch anh, cát và bụi.
7. Một màn hình TV cho 24 hình ảnh trong một giây. Vì một con ruồi có thể nhìn thấy 200 hình ảnh trong một giây, nó sẽ thấy trên TV là những hình ảnh đứng yên.
8. Nếu tất cả các ngôi sao trong dải Ngân hà có kích cỡ bằng hạt muối, chúng sẽ lấp đầy một bề bơi tiêu chuẩn Olympic.
9. Khi một con bọ chét nhảy, gia tốc của nó lớn hơn 20 lần gia tốc của tàu con thoi tại thời điểm phóng.
10. Tháp Eiffel cứ đến mùa hè là sẽ cao thêm 15cm do sự giãn nở vì nhiệt.
Còn rất nhiều những hiện tượng vật lý tự nhiên thú vị khác mà bạn có thể tìm hiểu và khám phá từ cuộc sống hàng ngày. Học Vật lý không phải là khó, không cần phải đến các trung tâm gia sư, bạn hoàn toàn có thể tự chinh phục được môn học này bằng việc bắt đầu từ chính những hiện tượng vật lý gần gũi ấy. Đam mê, quyết tâm và kiên trì, bạn sẽ thành công!

 Nguồn: gia sư Lý

Phương pháp học hiệu quả các môn tự nhiên

Bạn gặp khó khăn với các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa? Bạn đã cố gắng nhưng điểm số vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu? Vì vậy mà bạn cảm thấy mình không thông minh bằng các bạn khác? Thực tế, kết quả học tập chỉ phản ảnh mức độ tiếp thu bài và phương pháp học tập của bạn của mà thôi. Gia sư Hà Nội đã khẳng định rằng, thay đổi phương pháp học phù hợp sẽ giúp bạn có được thành tích cao hơn. Dưới đây là một số bí quyết để học tốt các môn tự nhiên mà bạn có thể tham khảo:

Làm thế nào để học tốt Toán, Lý, Hóa?
1. Học với thái độ tích cực
Ngồi vào bàn học với tâm lý gượng ép, cố gắng nhồi nhét mớ công thức đầy số và chữ cái Latinh, bạn đang có thái độ học rất tiêu cực và bị động đấy. Hãy tạo cho mình thái độ học tập tích cực. Hãy tự hỏi mình rằng bạn học những môn đó để làm gì? Để sau này thi đỗ đai học rồi trở thành bác sĩ, kĩ sư…? Trước đó bạn phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và đỗ Đại học đã, chính vì vậy mà bạn cần phải học thật tốt các môn học này. Hãy suy nghĩ về những ích lợi mà các môn này mang lại cho bạn như khả năng tư duy logic, óc phân tích, sự chính xác, những kiến thức thực tế có thể áp dụng… thay vì chỉ nghĩ đến những khó khăn và rồi nản chí.
2. Học chắc những kiến thức cũ
Các môn tự nhiên luôn được giảng dạy theo trình tự logic, cái dễ trước, cái khó sau, cái sau phải vận dụng cái trước. Vì vậy, nếu chưa hiểu rõ bài ngày hôm qua, bạn sẽ không thể hiểu được ngày hôm nay thầy cô giảng về vấn đề gì. Hổng kiến thức, mất gốc là việc cực kỳ đáng lo ngại. Hãy bắt đầu từ những kiến thức dễ nhất, cơ bản nhất. Đừng sợ mất thời gian vì muốn xây nhà bạn nhất định phải đào móng.
3. Học thầy không tày học bạn

Đừng ngần ngại hỏi bạn bè

Đừng ngần ngại hỏi bạn bè

Ngại đem những gì chưa hiểu ra hỏi bạn bè, thầy cô, đó là sự giấu dốt. Tự học là việc tốt, nhưng chắc chắn sẽ có những thứ bạn không biết hoặc không hiểu hết. Nếu cứ để đó những thứ không biết, không hiểu ấy, dần dần bạn sẽ cảm thấy việc học trở nên khó khăn. Không có ai thành công mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Hãy mạnh dạn nhờ thầy cô lý giải thắc mắc cho mình. Hãy hỏi bạn bè những điều bạn chưa rõ. Bạn cũng có thể học nhóm với các bạn khác, hình thức này cũng khá hiệu quả.
4. Học chăm chỉ và kiên trì
Chẳng có con đường nào trải toàn hoa hồng, muốn đạt được thành công bạn phải trải qua gian khổ. Có thể điểm số của bạn chưa thể tăng lên, có thể những bài giảng trên lớp bạn vẫn cảm thấy khó hiểu, nhưng đừng bỏ cuộc. Người ta nói chỉ có 10% thành công của thiên tài là do trời phú, còn 90% là do sự nỗ lực của bản thân. Có công mài sắt có ngày nên kim, chăm chỉ và kiên trì bạn nhất định sẽ chinh phục những môn học này.
Trước khi nghĩ tới giải pháp tìm đến các gia sư tại nhà, bạn hãy thử áp dụng những bí quyết trên đây để học các môn tự nhiên xem sao, rất có thể bạn sẽ phát hiện ra niềm hứng thú và năng khiếu tiềm ẩn của mình đấy!

 Nguồn gia sư Lý

Lý giải hiện tượng vật lý “ba mặt trời”

Chúng ta đều biết trong vũ trụ chỉ có một Hệ mặt trời với một mặt trời duy nhất. Thế nhưng ngày 10/12/2012, người dân ở thành phố Thượng Hải và tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã nhìn thấy cảnh tượng kỳ lạ: ba mặt trời xuất hiện cùng một lúc. Điều đó có thật không? Và tại sao lại như vậy? Hãy cùng nghe giải thích từ gia sư Hà Nội nhé.

Có thật ba mặt trời cùng tồn tại?

Có thật ba mặt trời cùng tồn tại?


1, Ba mặt trời có từng xuất hiện trong quá khứ?
– Năm 1550, quân đội của Carl V (Charles Quint), tiến công thành Madrid. Đến tháng 4 năm thứ hai, đúng lúc trăm họ đang vào lâm cảnh đói rét, trên trời xuất hiện cùng một lúc ba mặt trời xếp thành một hàng, hai mặt trời ở hai bên còn mang theo “một thánh giá thập tự” phát sáng. Hiện tượng thiên văn thần kì đó làm xôn xao cả thành, mọi người đều tin rằng Thượng đế sẽ cứu rỗi còn kẻ xâm lược thì vô cùng hoảng sợ, cho là “sự báo trước của ý trời”. Hoàng đế Carl V hốt hoảng ra lệnh rút quân, và như vậy là, ba “mặt trời” đã đuổi được quân xâm lược.
– Hiện tượng thiên văn hiếm có này cũng đã xuất hiện khá nhiều lần ở Trung Quốc. Tháng 7/1964, ở Nội Mông đã xuất hiện ba mặt trời, các cụ giả ở địa phương cho biết tổ tiên của họ cũng đã nhìn thấy hiện tượng trên. Ngày 19/2/1986, dân chúng thành Tây An ngạc nhiên thấy trên không xuất hiện năm mặt trời. Theo ghi chép thì tháng 1/1934 ở Tây An trong hai ngày liền đã xuất hiện tới bảy mặt trời. Gần đây nhất là hiện tượng ba mặt trời ngày 10/12/2012.
2, Thực hư của hiện tượng này?
Hiện tượng thiên văn này tuy rất hiếm nhưng không thần bí, chúng đều là những hiện tượng quang học bình thường. Đó là vì ở xung quanh mặt trời có lúc đã xuất hiện một vòng, hai vòng và thậm chí rất nhiều vòng ánh sáng, thông thường là dự báo sắp nổi gió hoặc thời tiết sắp thay đổi. Loại vòng sáng đó gọi là quầng mắt trời. Đôi khi xung quanh mặt trăng cũng có quầng. Quầng mặt trời, quầng mặt trăng đơn giản thường dễ thấy, nhưng quầng mặt trời, quầng mặt trăng phức tạp thì lại hiếm thấy. Khi xuất hiện nhiều quầng, mà chúng đan xen lẫn nhau, thì tại chỗ đan xen sẽ hình thành một điểm vô cùng sáng, nhìn rất giống mặt trời, đó là mặt trời giả. Vì mặt trời giả là quầng đan xen của các quầng vì vậy nhìn thấy giống như mặt trời mang theo giá chữ thập.

Hiện tượng tán sắc ánh sáng

Hiện tượng tán sắc ánh sáng

Quầng mặt trời được hình thành dựa trên nguyên lý: khi trên cao lạnh hơn mặt đất, hơi nước thường liên kết thành nhiều hạt băng nhỏ, chúng trôi nổi và phân tán trên không. Sau khi ánh sáng mặt trời hay mặt trăng chiếu vào các hạt băng nhỏ này, tia sáng lệch đi. Giống như ánh sáng trắng sau khi đi vào lăng kính ba cạnh thì góc khúc xạ của tia đỏ nhỏ, góc khúc xạ của tia tím lớn, phương hướng của tia đỏ và tia tím đi vào mắt bạn khác nhau, khiến bạn nhìn thấy màu sắc khác nhau. Khi trên trời có nhiều hạt băng nhỏ và chúng được sắp xếp chỉnh tề, thì lúc các tia sáng màu với góc độ khác nhau đi vào mắt bạn, bạn sẽ nhìn thấy một vòng màu lớn ngoài tím trong đỏ nó xoay quanh mặt trời ở trung tâm hình thành quầng phổ thông.
Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao thực tế chỉ có một mặt trời mà ta lại có thể nhìn thấy ba hay thậm chí nhiều mặt trời hơn rồi chứ? Vật lý không phải là những lý thuyết chỉ có trên sách vở, vật lý chính là sự phân tích và lý giải đời sống. Nếu bạn yêu thích môn học này và muốn tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn, hãy thử đến các trung tâm gia sư, họ sẽ giúp bạn!

 Nguồn gia sư Lý

Học Vật lý qua một số hiện tượng quen thuộc

Vật lý là bộ môn khoa học nghiên cứu và lý giải các hiện tượng tự nhiên của đời sống. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều những hiện tượng thú vị, tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không hề đơn giản chút nào. Bạn có bao giờ thắc mắc về những hiện tượng ấy? Hãy cùng nghe bật mí từ các trung tâm gia sư Hà Nội về một số hiện tượng quen thuộc nhé.

Đòn gánh

Dùng đòn gánh sẽ đỡ mệt hơn?


1. Vì sao dùng đòn gánh đồ vật lại đỡ tốn sức?
Đòn gánh vốn có tính đàn hồi, sau khi đặt vật nặng vào hai đầu, nó sẽ hơi cong xuống dưới. Khi người gánh di chuyển về phía trước, thân người lúc nhô cao lúc xuống thấp đòn gánh cũng có lúc nhanh lúc thẳng. Nếu quan sát kĩ ta sẽ thấy bước đi của người gánh và chuyển động lên xuống của đòn gánh đều có tiết tấu. Khi gánh, người ta điều khiển bước đi của mình sao cho khi đòn gánh nhô lên phía trên thì chân cũng vừa bước về phía trước, khi đòn gánh ép xuống dưới thì hai bàn chân người gánh cũng đồng thời tiếp xúc với đất, vật năng không cản trở bước đi mà người ta vẫn có thể đỡ được vật năng. Chính điều này làm cho người ta khi gánh đỡ tốn sức hơn nhiều.
2. Vì sao diều có thể bay trên trời?
Con diều phải đón gió và mặt diều phải nghiêng xuống dưới, hai điểm này là then chốt để diều có thể bay lên. Vào lúc diều đưa mặt ra đón gió, không khí thổi vào mặt diều do bị cản trở nên trong một thời gian ngắn tốc độ đã giảm xuống rất nhiều. Vào lúc tốc độ gió bị giảm đột ngột áp lực sẽ tăng lên đột ngột. Bởi vì mặt diều nghiêng xuống dưới nên áp lực gió vuông góc với mặt nghiêng đó. Lực này lớn hơn trọng lực của diều rất nhiều nên đã đẩy diều bay lên. Vào lúc gió quá nhỏ, để tăng tốc độ đón gió người ta thường vừa chạy vừa thả diều nhằm tăng thêm áp lực của gió đối với diều.

Đạp xe ít tốn sức hơn đi bộ

Đạp xe ít tốn sức hơn đi bộ

3. Vì sao đi xe đạp lại đỡ tốn sức hơn đi bộ?
Cái gọi là đỡ tốn sức chỉ là năng lượng tiêu hao của thân người nhỏ. Theo tính toán một xe đạp tốt vận hành với tốc độ trên mặt đường phẳng bằng thì phải dùng 1N để khắc phục ma sát giữa xe và trục. Để duy trì sự chuyển động không ngừng của bánh xe cần bỏ thêm 2N để khắc phục ma sát với mặt đất.

Nếu đi bộ, năng lương tiêu hao còn lớn hơn. Đối với người có trọng lực 700N thì ứng với mỗi bước chân cần lớn nhất 100J năng lượng để nhấc cơ thể lên. Khi bàn chân chạm vào mặt đất thì năng lượng đó một phần mất đi qua việc tạo thành âm thanh và phát nhiệt khi ma sát với mặt đất. Nhìn chung cứ 1km con người mất 900 bước, năng lượng tiêu hao lên đến 90000J, chỉ riêng điều này đã khiến năng lượng đi bộ gấp 8 lần so với việc đi xe đạp.
Bạn thấy không, những hiện tượng dù là nhỏ nhặt nhất của đời sống đều có thể được lý giải bằng những kiến thức Vật lý. Vật lý là môn không khó học. Không cần tìm gia sư tại nhà, bạn cũng có thể tự mình bổ sung kiến thức Vật lý bằng việc đam mê, tìm hiểu chính những hiện tượng gần gũi, quen thuộc này đấy!

 Nguồn gia sư Lý

Cách làm bài thi trắc nghiệm môn Lý

Đối với nhiều học sinh, đặc biệt là các học sinh khối xã hội, môn Lý là môn khá khó học. Tuy có thể không phải học sinh nào cũng ôn thi Đại học khối A, nhưng hầu như tất cả đều phải học môn Lý để ôn thi tốt nghiệp PTTH. Trước đây môn Lý thi tự luận, còn có những kiến thức trọng tâm, có thể khoanh vùng hoặc giới hạn để tập trung học. Với thi trắc nghiệm, nguyên tắc của đề thi là bao quát toàn bộ chương trình. Vì vậy học sinh phải ôn toàn bộ các kiến thức đã học, không được bỏ qua phần nào. Chính điều này khiến nhiều học sinh cảm thấy áp lực và bối rối khi làm đề. Thi trắc nghiệm cần có bí quyết riêng, dưới đây là bí quyết mà những trung tâm gia sư Hà Nội đã đưa ra để gợi ý cho bạn:

Cách làm bài thi trắc nghiệm Vật lý?

Cách làm bài thi trắc nghiệm Vật lý?

1, Thứ nhất: Khi làm bài bạn nên đọc lướt qua toàn bộ câu hỏi, mục đích là để nhận biết nội dung khó hay dễ. Các câu dễ thì có thể làm ngay để đỡ mất thời giờ quay lại, còn thời gian dài hơn sẽ tập trung cho các câu hỏi khó.
2, Thứ hai: Bạn nên hiểu và nắm chắc từng phần kiến thức nhỏ để đỡ mất thời gian trong việc phán đoán. Chẳng hạn như trong bài toán về Dao động điều hoà: con lắc ở một toạ độ xác định thì bao giờ vận tốc của nó cũng là 2 giá trị cộng trừ. Nếu trong 4 đáp án đề đưa ra, có đáp án nào có 1 dấu đáp án dương hoặc âm thì đó chính là đáp án sai, bạn có thể loại trừ ngay. Bạn chỉ cần xem đáp án nào có 2 giá trị cộng và trừ thì một trong những đáp án này sẽ là đáp án đúng.

Cẩn thận với những câu hỏi mẹo

Cẩn thận với những câu hỏi mẹo

3, Thứ ba: Cẩn thận với những câu hỏi mẹo. Đôi khi câu hỏi chỉ là kiểm tra trí nhớ của bạn, nếu bạn không chắc kiến thức, bạn sẽ mất nhiều thời gian vô ích cho nó.
Ví dụ: Khi nghiên cứu về Quang điện thì ánh sáng dùng cho hiện tượng Quang điện chỉ ở vùng ánh sáng tử ngoại hoặc ánh sáng nhìn thấy thì bước sóng của nó chỉ trong khoảng 0,1 – 0,5 µm (Mi cờ rô mét). Nếu đề cho đáp án 1,4 µm thì đó là đáp án sai. Bạn cần chú ý để đỡ mất thời gian.
4, Thứ tư: Các bạn có 2 cách để tìm đáp án đúng:
– Một là: Giải bài toán đầu bài đưa ra, tìm đáp số xem có đúng với 1 trong những đáp án được đưa ra không, nếu giống thì đáp án đó dùng được.
– Hai là: Dùng đáp án lựa chọn có sẵn trong đề bài đưa vào công thức mà bạn biết, đáp án nào áp dụng vào công thức cho kết quả hợp lý là đáp án đúng.
Đây là 2 cách làm xuôi ngược tùy từng câu hỏi mà sử dụng khác nhau, bạn nên linh hoạt nhé.
Nếu bạn vẫn chưa thực sự tự tin để đối mặt với bài thi môn Lý, thì tìm đến các trung tâm gia sư tại nhà uy tín cũng là 1 giải pháp khá hay ho. Hình thức gia sư tại nhà đang ngày càng phổ biến vì nó thực sự tiện lợi và có hiệu quả. Dù sao thì tự học hay học gia sư, bạn cũng vẫn sẽ cần 4 bí kíp trên đây để chinh phục bài thi trắc môn Lý đấy!

Nguồn: Gia sư lý

Bí quyết giải bài tập Vật lý

Đối với một số học sinh, môn Lý là 1 môn rất khó học vì ngoài việc sử dụng kiến thức của Toán, Lý còn đề cập đến những định lý, định luật rất trừu tượng. Lý thuyết đòi hỏi học sinh phải hiểu kỹ thì mới làm được bài tập, vậy nên làm thế nào để làm bài tập môn Lý cho tốt luôn là băn khoăn của nhiều học sinh. Hãy cùng gia sư Đức Minh, một trong những trung tâm gia sư Hà Nội, tìm hiểu bí quyết để chinh phục các dạng bài tập môn Lý nhé.

Làm sao để làm tốt bài tập Vật lý

Làm sao để làm tốt bài tập Vật lý


1, Đọc hiểu đề, từ đó xác định yêu cầu của đề
Bài tập có rất nhiều dang, từ đơn giản đến phức tạp, học sinh rất dễ nhầm lẫn. Cần phải đọc thật kĩ để hiểu đề bài, từ đó xác định đúng và đầy đủ yêu cầu của đề, tránh thiếu sót và làm sai yêu cầu.
2, Tóm tắt đề bài
Bạn nên lược bỏ bớt những câu chữ không cần thiết (những từ ngữ liên kết câu hay dẫn dắt vấn đề chẳng hạn), chỉ ghi ra những đại lượng quan trọng phục vụ cho việc tìm đáp án mà đề bài yêu cầu. Việc ghi ra cũng cần chính xác và có hệ thống bởi nếu sai sót 1 chút thôi, cả bài làm của bạn sẽ không còn ý nghĩa.
3, Đổi đơn vị nếu cần
Cũng giống như môn Toán, môn Lý có rất nhiều đại lượng với nhiều đơn vị tính khác nhau. Các bạn nhất định phải chú ý đến đơn vị của các đại lượng xuất hiện ở đề bài, nếu chúng không khớp nhau thì cần phải đổi sao cho phù hợp với việc tính toán. Không ít học sinh đã không để ý hoặc quên hẳn bước làm này và bài làm vì thế mà sai toàn bộ. Hãy chú ý nhé.

Vẽ hình minh họa

Vẽ hình minh họa

4, Vẽ hình minh họa
Môn Lý là môn nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống. Đa số các hiện tượng đều mang tính trừu tượng nên khi giảng dạy hay làm bài, môn học này đều đòi hỏi phải có những hình vẽ minh họa. Trong 1 đề bài có nhiều đối tượng tham gia, cần có hình vẽ để xác định mối liên hệ giữa chúng, từ đó giúp lựa chọn định lý, định luật và công thức áp dụng cho phù hợp. Nếu khi giải bài bạn phải phân ra nhiều trường hợp để phân tích các khả năng, cũng cần có hình vẽ để thấy được sự khác biệt giữa các trường hợp đó. Hình vẽ minh họa cũng giúp bạn tránh được lầm lẫn, sai sót trong quá trình làm bài, vì nhìn vào giấy sẽ có ích hơn là chỉ nghĩ trong đầu.
5, Viết ra những công thức có liên quan có thể dùng để giải bài
Một bài tập có thể có 1 hoặc nhiều yêu cầu khác nhau, đối với mỗi yêu cầu, bạn lại phải sử dụng những công thức khác nhau. Trong mối liên hệ logic giữa các đại lượng đã cho và các đại lượng phải tìm, bạn nên viết ra tất cả những công thức có liên quan có thể thể dùng để giải bài, việc làm này cũng giúp bạn tránh được việc quên tức thì những gì vừa nghĩ ra.
6, Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức
Một công thức tính toán thường có nhiều biến số, hãy làm từng bước một, kết hợp các công thức và tiến hành các bước biến đổi, tìm ra đầy đủ các biến số cần thiết để đưa tới kết quả cuối cùng.
7, Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng
Công thức đã có và các biến số cũng đã đầy đủ, bạn chỉ cần lắp ráp vào công thức và tìm ra con số đề bài yêu cầu thôi. Nhớ là sau khi hoàn thành phải kiểm tra lại tất cả nhé.
Một bài tập Lý cũng có điểm giống và khác với bài tập Toán, bạn cần phải tưởng tượng và kết hợp nhiều hơn. Nếu bí quyết trên đây vẫn không thể giúp bạn cải thiện tình hình, hãy thử trực tiếp tìm đến các trung tâm gia sư tại nhà xem sao nhé, họ sẽ giúp bạn thay đổi!

 Nguồn: Gia su ly

Cách ôn tập môn Vật lý để chuẩn bị cho kỳ thi Đại học

Vật lý là 1 môn học khá đặc biệt trong hệ thống đề thi Đại học của Bộ GD&ĐT bởi kiến thức thi đa số nằm trong chương trình lớp 12, chỉ có một phần nhỏ là thuộc về lớp 10 và lớp 11. Cùng với tiếng Anh, Hóa, Sinh, Vật lý cũng là môn thi dưới hình thức trắc nghiệm, đòi hỏi học sinh phải có trí nhớ và khả năng phản xạ nhanh với đề. Nhiều học sinh đã tìm đến gia sư hà nội và được chỉ dẫn một số bí quyết ôn tập môn Vật lý  khá hữu ích:

giasuducminh

Ôn thi Vật lý như thế nào?

1, Nắm vững những kiến thức cơ bản, đặc biệt là kiến thức lớp 12
Thi trắc nghiệm hay thi tự luận chỉ là hình thức kiểm tra đánh giá học sinh theo những tiêu chí đã được xác định. Dù thi theo hình thức nào, muốn đạt điểm cao, các bạn cũng cần phải có sẵn kiến thức, hơn nữa là kiến thức phải vững vàng. Nội dung thi Đại học của môn Vật lý, như đã nói, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, “chủ yếu” chứ không phải toàn bộ, vậy nên cho dù tập trung ôn tập kiến thức của lớp 12 cũng không có nghĩa bạn được phép bỏ qua kiến thức của lớp 10 và lớp 11. Một số nội dung cần chú ý trong quá trình ôn tập kiến thức:
– Lớp 10: Động học và động lực học chất điểm (gia tốc, vận tốc, lực cơ học, các định luật…)
– Lớp 11: Công của lực điện trường, chuyển động của các hạt mang điện dưới tác dụng của lực điện trường; từ trường và cảm ứng điện từ; thấu kính và lăng kính;…
– Lớp 12: Dao động và sóng cơ học; dao động và sóng điện từ; sóng ánh sáng; dòng điện xoay chiều; vật lý hạt nhân…
2, Luyện đề để tập phản xạ với hình thức thi trắc nghiệm
Thi trắc nghiệm khác với thi tự luận, vì số lượng câu hỏi lớn và những kiến thức được đề cập tới trong đề thi rất rộng, nên không có những nội dung quá phức tạp, yêu cầu đi sâu phân tích. Thi trắc nghiệm chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức lý thuyết và nhuần nhuyễn các dạng bài tập cơ bản nhất trong SGK là đã có thể làm tốt bài thi. Lời khuyên cho các bạn là:
– Trước khi tập làm đề trắc nghiệm, hãy luyện tập thành thục cách làm bài tự luận: Đặc biệt là phần bài tập, bao giờ cũng có 1 hệ thống công thức rất dài cần phải ghi nhớ. Làm những bài tập tự luận với các bước giải cụ thể và rõ ràng chính là 1 cách giúp bạn phản xạ, đọc 1 câu hỏi bài tập sẽ xác định ngay được trong đầu là phải làm những gì và bắt đầu từ đâu. Đây cũng là cách giúp bạn ôn tập và vận dụng lại kiến thức lý thuyết đã học.

Vận dụng lý thuyết để làm các bài tập cơ bản

Vận dụng lý thuyết để làm các bài tập cơ bản

– Sưu tầm và làm lại những đề trắc nghiệm của các năm trước, kể cả những đề được share trên mạng không phải là đề thi chính thức của Bộ Giáo dục: Mỗi 1 đề thi đều là công sức của người ra đề sau khi đã suy nghĩ, cân nhắc và lựa chọn. Làm lại những bộ đề này giúp các bạn kiểm tra lại khối lượng kiến thức đã học, còn băn khoăn chỗ nào, chưa hiểu tại sao lại thế… và từ đó kịp thời bổ sung những mảng kiến thức còn chưa chắc chắn. Luyện tập nhiều cũng sẽ giúp bạn làm quen với cách thi và hình thức thi, tập dượt thi thử để không bị áp lực khi vào phòng thi thực sự.
Kỳ thi Đại học luôn là kỳ thi căng thẳng nhất. Việc học và ôn thi như thế nào cho có hiệu quả là vấn đề khiến rất nhiều bạn băn khoăn. Có những bạn chỉ cần tự học tại nhà, cũng có không ít bạn tìm đến các “lò” học thêm hay tìm gia sư tại nhà nhằm phục vụ nhu cầu cấp thiết của mình. Cho dù là cách thức nào thì mục đích cuối cùng vẫn là có được tấm vé vào Đại học. Với những bí quyết học và ôn Vật lý đã chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn dự thi khối A sẽ hoàn thành thật tốt kỳ thi sắp tới của mình.

Nguồn: Gia su Ly

Bí quyết để học tốt phần dòng điện xoay chiều.

Trong chương trình lý 12 có chương dòng điện xoay chiều có thể coi là ‘xoắn’ nhất trong tất cả các chương, có rất nhiều bạn học sinh đã chấp nhận bỏ hẳn chương này để học tốt các chương nhưng rất oái ăm là chương này lại chiếm nhiều điểm trong đề thi ĐH-CĐ. Vậy làm sao để có thể học tốt chương này.

Học lý chỉ học chay lý thuyết thì rất khó làm được bài, lý yêu cầu hiểu được bản chất, nhất là các hiện tượng, bài tập vật lý rất đa dạng và phong phú. Trong phân phối chương trình số tiết bài tâp lại hơi ít so với nhu cầu cần củng cố kiến thức cho học sinh. Chính vì thế, người giáo viên phải làm thế nào để tìm ra phương pháp tốt nhất nhằm tạo cho học sinh niềm say mê yêu thích môn học này. Giúp học sinh việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn cách giải là rất cần thiết. Việc làm này rất có lợi cho học sinh trong thời gian ngắn đã nắm được các dạng bài tập, nắm được phương pháp giải và từ đó có thể phát triển hướng tìm tòi lời giải mới cho các dạng bài tương tự.

dong dien xoay chieu

học dòng điên xoay chiều là phải hiểu được bản chất và hiện tượng

Như chung ta  đã biết chương này  rất nhiều dạng bài tập, hay nhưng khó cho người học hầu hết các học sinh đều thấy lúng túng để tìm được các giải vì bài tập hầu hết rất oái ăm.Để học  được chương dòng điện xoay chiều yêu cầu ở người học sự kiên trì, chăm chỉ tìm tòi, có  đầu óc tư duy tốt, hiểu được bản chất hiện tượng, không học chay, học vẹt được.

-Vì rất nhiều dạng bài mà hầu hết đều khó nên giáo viên không thể giới thiệu hết trên lớp được, các bạn phải chăm chỉ, rèn luyện ở nhà, mua sách tham khảo học thêm, cần chú ý đến việc mua sách, bạn học tốt hơn, khi quyển sách của bạn hay, phải lựa chọn kĩ, chọn  những quyển nào viết sâu, đào sâu vào từng dạng bài 1. Sách của các tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý như Nguyễn Anh Vinh, Dương Văn Cẩn, Đặng Việt Hùng…đều là các thầy giáo nổi tiếng trong ngành. Hoặc cũng có thể tổ chức học nhóm, tìm gia sư lý đó cũng là cách để có thể nâng cao thêm kiến thức vật lý.

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

1. Đại cương về dòng điện xoay chiều
2. Tìm các đại lượng trên đoạn mạch  xoay chiều có R, L, C
3. Viết biểu thức của u và i trên đoạn mạch xoay chiều
4. Bài toán cực trị trên đoạn mạch xoay chiều
5. Bài toán nhận biết các thành phần trên đoạn mạch xoay chiều
6. Dùng giãn đồ véc tơ để giải một số bài toán về đoạn mạch xoay chiều
7. Máy biến áp – Truyền tải điện năng
8. Máy phát điện – Động cơ điện
Ưng với mỗi  dạng bài tập thì có các phương pháp để giải nhanh khác nhau, cần học nhiêu,đạo sâu vào các dạng toán, chỉ có thể làm nhiều bài tập các bạn mới học giỏi phần này được. Chúc các bạn học tốt!

                                                                                                                            Nguồn: Gia sư hà nội

Cẩm nang cho các bạn học sinh bước vào lớp 10

Khi bước vào một cấp học mới – cấp học quyết định nhiều đến tướng lai của chúng ta, ắt hẳn các bạn không khỏi có những băn khoăn, lo lắng. Nếu bạn lo sợ không bắt kịp với chương trình học, không thể làm quen với các bạn mới, hay việc tìm gia sư hà nội cũng là một nỗi lo thì những cẩm nang sau đây sẽ giúp các bạn. Bước vào cấp học mới sẽ không còn những mối lo.

(more…)