Gia sư Vật lý

Home » 2013 » October

Monthly Archives: October 2013

Các dạng bài tập về điện tích trong Vật lý lớp 11

Vật lý là môn khoa học tự nhiên có nhiều điểm tương đồng với Toán học. Nhiều học sinh sợ học Lý hoặc học kém môn học này muốn cải thiện kết quả học tập của mình mà không biết nên tìm đến những trung tâm gia sư Hà Nội nào. Thực tế, môn Lý không khó học, không quá nhiều lý thuyết phải nhớ, điều quan trọng là bạn nhuần nhuyễn được các dạng bài tập của từng chương. Dưới đây là các dạng bài tập về mảng kiến thức điện tích – định luật Culong trong chương trình Vật lý lớp 11:

Các dạng bài tập về điện tích

Các dạng bài tập về điện tích


Dạng 1: Hai loại điện tích
– Có hai loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
– Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau và các điện tích trái dấu thì hút nhau.
– Đơn vị điện tích là Culông (C).
– Điện tích nhỏ nhất trong tự nhiên gọi là điện tích nguyên tố e.
– Điện tích của electron là điện tích âm và có độ lớn bằng e.
Dạng 2: Sự nhiễm điện của các vật
– Nhiễm điện do cọ xát: hai vật không nhiễm điện khi cọ xát với nhau – nhiễm điện trái dấu.
– Nhiễm điện do tiếp xúc: cho vật không nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện – nhiễm điện cùng dấu.
– Nhiễm điện do hưởng ứng: cho vật không nhiễm điện lại gần một vật nhiễm điện thì đầu gần vật nhiễm điện sẽ nhiễm điện trái dấu, đầu xa sẽ nhiễm điện trái dấu.

định luật Culong

định luật Culong

Dạng 3: Định luật Cu-lông
– Độ lớn của lực tương tác giữa 2 điện tích điểm đứng yên tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của 2 điện tích đó và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Dạng 4: Hằng số điện môi
– Đặc trưng cho tính chất điện của môi trường cách điện.
– Khi đặt các điện tích trong điện môi thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi lần so với khi đặt chúng trong chân không.
– Hằng số điện môi của chất điện môi: > 1
– Hằng số điện môi là đại lượng ko có thứ nguyên.
– Hằng số điện môi của chân không bằng 1, của ko khí bằng ~ 1
Dạng 5: Thuyết electron
– Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích các điện tích trong nguyên tử bằng 0, nguyên tử trung hòa điện.
– Nếu nguyên tử mất electron thì trở thành ion dương; nếu nguyên tử nhận thêm electron thì trở thành ion âm.
– Khối lượng electron rất nhỏ nên chúng có độ linh động rất cao. Do đó electron có thể dễ dàng bứt ra khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay chuyển từ vật này sang vật khác, gọi là nhiễm điện.
– Vật nhiễm điện âm tức là thừa electron. Vật nhiễm điện dương tức là thiếu electron.
– Vật dẫn điện là vật chứa nhiều điện tích tự do, Vật cách điện (điện môi) chứa ít điện tích tự do.
Dạng 6: Định luật bảo toàn điện tích
Một hệ vật cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác, thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.
Không cần phải tìm đến các gia sư tại nhà, bạn vẫn có thể tự học tốt môn Lý bằng cách chọn cho mình một phương pháp học phù hợp. Trên đây chỉ là ví dụ tham khảo về việc hệ thống các dạng bài tập của từng chương để cho dễ học, dễ nhớ. Hãy làm một bản liệt kê đầy đủ các chương theo gợi ý này, bạn sẽ thấy kiến thức Vật lý rất logic và không hề khó học như bạn vẫn tưởng. Thử xem sao nhé!

Nguồn gia sư Lý

Tại sao phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp?

Bạn cảm thấy những giờ học trên lớp rất nặng nề và áp lực? Bạn không hiểu bài và rất khó bắt kịp tiến độ giảng của giáo viên? Không cần đến một gia sư tại nhà, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình hình học tập của mình bằng cách chú ý đến việc chuẩn bị bài trước khi dến lớp lớp. Tại sao ư? Những lý do dưới đây sẽ giải thích cho bạn:

Chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp

Chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp


1. Tiết kiệm thời gian
Nếu bạn đã đọc bài trước khi đến lớp, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về cấu trúc của bài học, từ đó có thể xác định được đâu là phần quan trọng cần tập trung. Việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, nếu ngồi trên lớp mới đọc bài, bạn sẽ vì vậy mà bỏ lỡ bài giảng của giáo viên, việc tiếp thu kiến thức cũng bị hạn chế.
2. Nắm vững nội dung bài học
Thay vì lên lớp đợi giáo viên phân tích nội dung bài học, nếu bạn đọc trước bài ở nhà, bạn sẽ có thể nắm được phần kiến thức trọng tâm của bài, gạch ra những vấn đề mình còn băn khoăn để lên lớp đặt câu hỏi cho giáo viên. Cách học này không chỉ giúp bạn tiếp thu bài trên lớp nhanh hơn mà còn hiểu bài kỹ hơn nhờ nhận được giải đáp từ giáo viên về những gì mình chưa hiểu.

Tích cực xây dựng bài

Tích cực xây dựng bài

3. Tích cực xây dựng bài
Lớp học nào cũng vậy, các giáo viên luôn khuyến khích học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài. Nếu bạn đã chuẩn bị bài trước, bạn sẽ dễ dàng tham gia đóng góp vào bài giảng của giáo viên, vừa có ích cho việc tiếp thu bài, vừa tạo ấn tượng với thầy cô rằng bạn là người chăm chỉ và thông minh.
4. Làm việc nhóm hiệu quả
Nhiều môn học yêu cầu sinh viên làm việc theo nhóm, đôi khi có chấm điểm và đánh giá bài làm của nhóm thảo luận. Nếu bạn đã chuẩn bị bài trước, bạn sẽ có thể tham gia vào bất kỳ nhóm nào mà không phải e ngại, sự chăm chỉ của bạn cũng sẽ giúp nhóm làm việc hiệu quả và chất lượng hơn, tránh sai sót và lạc hướng vấn đề.
Bây giờ thì bạn đã hiểu việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp quan trọng như thế nào rồi chứ? Thay vì tìm đến các gia su ha noi, bạn có thể cải thiện tình hình học tập của mình chỉ bằng cách thay đổi phương pháp học. Hãy chuẩn bị bài thật kỹ trước khi lên lớp nhé!

Nguồn gia su ly

Học Vật lý lớp 12 qua bài rap đơn giản

Vật lý là môn học khó đối với nhiều học sinh. Không ít bạn lo lắng làm thế nào để ôn thi Đại học môn Lý có hiệu quả, có thể nắm vững được tất cả các kiến thức và áp dụng nhuần nhuyễn vào bài tập. Nhiều gia sư Hà Nội với kinh nghiệm trong quá trình đi dạy, đã chia sẻ bí quyết học lý thuyết Vật lý lớp 12 bằng bài rap sau đây:

Đưa những khái niệm và con số vào bài rap dễ thuộc

Đưa những khái niệm và con số vào bài rap dễ thuộc

“Dao động cơ: là chuyển động cơ nó có giới hạn (được lặp đi) lặp lại xung quanh của vị trí cân bằng;
Dao động tuần hoàn là những dao động mà trạng thái dao động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ;
Chu kỳ là khoảng thời gian mà vật thực hiện được 1 dao động toàn phần;
Dao động cưỡng bức gồm 2 giai đoạn chuyển tiếp và ổn định. Là dao động chịu tác dụng (của lực F) biến đổi điều hòa theo thời gian;
Dao động tắt dần (có thể coi) (là dao động) tự do nếu coi môi trường tạo nên lực cản thuộc về hệ dao động;
Cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng lên (đến giá trị) cực đại khi f bằng fo;
Sóng cơ là những dao động cơ lan truyền trong 1 môi trường vật chất, không lan truyền trong chân không;
Đặc điểm là các phần tử vật chất (chỉ dao động) xung quanh của vị trí cân bằng;
Sóng ngang là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng;
Sóng ngang truyền được bên trong môi trường chất rắn và bề mặt chất lỏng;
Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng luôn với cả phương truyền sóng;
Sóng dọc truyền được (trong cả 3) môi trường chất rắn, lỏng, và khí;
Giao thoa là sự tổng hợp của 2 hay nhiều sóng kết hợp (trong không gian) trong đó những chỗ cố định biên độ sóng được tăng cường hoặc là được giảm bớt;
Sóng dừng là sóng có các nút các bụng cố định trong không gian;
Sóng âm là những dao động cơ học lan truyền (trong môi trường) chất rắn,lỏng,khí và có tần số (nằm trong khoảng) (từ 16) đến 20000 hz;
Ở trong môi trường chất lỏng và khí sóng âm là sóng dọc;
Còn trong môi trường chất rắn sóng âm gồm cả sóng dọc và sóng ngang;

Hiện tượng tán sắc ánh sáng

Hiện tượng tán sắc ánh sáng

Tán sắc ánh sáng là hiện tượng phân tách chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau;
Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc nó có màu từ đỏ đến tím;
Ứng dụng để chế tạo máy quang phổ và giải thích hiện tượng cầu vồng;
Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tách chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau;
Quang phổ liên tục là quang phổ gồm nhiều dải màu liên tục từ đỏ đến tím nối liền nhau 1 cách liên tục;
Quang phổ vạch phát xạ: là quang phổ gồm các vạch màu riêng lẻ được ngăn cách nhau bởi những khoảng tối;
Quang phổ vạch hấp thụ: là quang phổ liên tục bị thiếu 1 số màu do chất khí hay hơi đã hấp thụ;
Tia hồng ngoại: là bức xạ không nhìn thấy có lam da lớn hơn lam đa đỏ và nhỏ hơn vài minimet;
Tia tử ngoại: là bức xạ không nhìn thấy có lam đa từ 10 mũ – 9(m) đến 0,38 micromet;
Tia tử ngoại và tia x có bản chất là sóng điện từ và không bị lệch trong điện trường và từ trường…”
Đây chỉ là 1 bài rap ngắn, tóm tắt một cách tống quát nhất các vấn đề lý thuyết của Vật lý lớp 12. Nó giúp bạn học theo giai điệu và những định nghĩa cơ bản nhất. Nếu bạn vẫn cảm thấy khó khăn, hãy tìm đến các trung tâm gia sư tai nhà, họ sẽ chỉ cho bạn phương pháp học!

 Nguồn: Gia su ly

7 bước để lấy lại hứng thú cho việc học

Bạn cảm thấy việc học thật nhàm chán và nhiều áp lực? Bạn đã đi học thêm, học nhóm, thậm chí học gia sư tại nhà mà kết quả học tập vẫn không được cải thiện? Đâu là lý do của tình trạng này? Rất có thể là vì bạn không có động lực để phấn đấu. 7 bước sau đây sẽ giúp bạn lấy lại niềm vui và hứng thú trong học tập:

Tạo hứng thú cho việc học

Tạo hứng thú cho việc học

1. Xác định mục tiêu học tập
Mục tiêu ở đây là mục tiêu của chính bản thân bạn chứ không phải là kỳ vọng của bố mẹ hay sự cổ vũ từ số đông những người xung quanh. Xác định được rõ ràng việc mình muốn làm và thực tế có thể làm sẽ giúp bạn có thái độ và suy nghĩ tích cực để theo đuổi mục tiêu đó.
2. Lên danh sách những yếu tố thúc đẩy bạn học hành
– Yếu tố khách quan: điểm cao, giấy khen, học bổng, niềm tự hào của bố mẹ…
– Yếu tố chủ quan: thỏa mãn đam mê và nhu cầu của bản thân; chứng tỏ được khả năng, thực lực của mình…
Mỗi khi bạn nhụt chí hay muốn bỏ cuộc, những yếu tố này sẽ có tác động tích cực, kéo bạn trở lại với mục tiêu và tiếp cho bạn động lực để tiến lên phía trước.
3. Tạo áp lực cho bản thân
Có nhiều người khi làm việc nếu không có áp lực sẽ không tự giác. Bạn nên tạo áp lực về thời gian cho bản thân, nếu không có áp lực về thời gian, bạn có thể sẽ quên nhiệm vụ chính và dần dần mất hứng thú thực hiện mục tiêu. Tốt nhất nên có một thời gian biểu hoặc tờ giấy ghi chú có đánh dấu những deadline về thời gian bắt buộc bạn phải hoàn thành. Sự nhắc nhở này sẽ khiến bạn không xao nhãng việc học.

Xào lại bài ngay sau khi học

Xào lại bài ngay sau khi học

4. Xào lại bài ngay sau khi học
Kiến thức vừa học xong còn rất mới, bạn nên ôn tập và thực hành luôn để ghi nhớ và nắm vững kiến thức đó. Hãy làm những bài tập đơn giản và bạn cảm thấy hứng thú trước, khi làm xong bạn sẽ có tự tin để tiếp tục với những bài khó và phức tạp hơn. Đây chính là ảnh hưởng của yếu tố tâm lý.
5. Không ngại hỏi
Nếu cảm thấy khó khăn hoặc không hiểu điểm nào, đừng ngại hỏi giáo viên, bạn bè hoặc gia sư của mình. Hỏi để nhận được sự giải đáp từ người khác sẽ giúp bạn có thể tiếp tục tìm hiểu kiến thức đúng hướng, cũng như hạn chế được những sai sót trong quá trình học.
6. Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực
Hãy tìm mối liên hệ giữa những gì bạn đang học với những gì bạn sẽ đạt được trong tương lai. Hạn chế những suy nghĩ hoặc thái độ tiêu cực như: tự ti, nản chí, ỷ lại, đợi may mắn… khi học. Hãy cố gắng nghĩ về những thành công hoặc kết quả mà bạn sẽ đạt được, nó có thể thay đổi thái độ của bạn đấy.
7. Trao phần thưởng cho chính mình
Với mỗi mục tiêu đề ra được hoàn thành, bạn hãy tự thưởng cho chính mình. Có thể chỉ là một giờ nghe nhạc hoặc xem ti vi, một bữa ăn với những món bạn thích hay vé xem phim mới ra rạp… nhưng nó sẽ giúp bạn thư giãn, tạo tâm lý thoải mái và duy trì được nhiệt tình tiếp tục thực hiện mục tiêu khác. Đừng vội nghĩ tới những gì còn chưa xong, hãy cho mình vài phút tận hưởng thành quả đã hoàn thành nhé.
Nhiều bạn tìm đến các trung tâm gia sư hà nôi uy tín để tìm gia sư với lý do không thể tự học. Thực tế nếu có phương pháp và cách tiếp cận phù hợp, bạn sẽ thấy việc học không hề khó khăn và áp lực, việc tự học là hoàn toàn có thể. 7 bí kíp trên đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn!

Nguồn : Gia su ly

Bí quyết để điểm 10 Vật Lý trong tầm tay

Môn Lý là một môn khoa học tự nhiên khá “khó nuốt”, đặc biệt là với các học sinh chuyên ban xã hội. Tuy nhiên, để học tốt Lý không khó, cái bạn cần là phương pháp học. Không cần đến một gia sư tại nhà, bạn hoàn toàn có thể tự cải thiện khả năng học Lý của mình bằng những bí kíp dưới đây:

Điểm 10 Lý có khó đạt được?

Điểm 10 Lý có thực sự khó?


1, Với lý thuyết
Bạn Nguyễn Thế Kha, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, người từng đạt điểm 10 kỳ thi Đại học môn Vật lý, chia sẻ: “Vật lí là môn học có tính tương tác và ứng dụng rất cao trong đời sống xã hội. Khi học đến một vấn đề nào đó các bạn hãy cố gắng liên hệ những điều tương tự, các sản phẩm tương quan trong cuộc sống và móc nối các hiện tượng lại với nhau. Ví dụ về lực đẩy, các bạn có thể hình dung đến chiếc bơm xe đạp, nén khí… điều này không những giúp các bạn nhập tâm hơn trong quá trình học mà còn biến những phần lý thuyết tưởng chừng khô khan thành mềm mại dễ học hơn”. Thật vậy, tìm cách đưa kiến thức lý thuyết vào đời sống hằng ngày, bạn sẽ học nhanh hơn và nhớ lâu hơn rất nhiều là việc học gạo, học vẹt.
2, Với bài tập
Học phải đi đôi với hành, bạn nên làm bài tập thật nhiều, nhiều ở đây không hoàn toàn là nhiều bài mà có thể chỉ là làm một bài nhiều lần. Chăm chỉ không bao giờ là thừa đối với việc học bất kỳ một môn nào. Bạn phải biết cách phân loại bài tập thành những dạng thức khác nhau nhằm tìm ra được cách giải chung và quan trọng là khi thi sẽ không bị lẫn. Luyện tập nhiều sẽ giúp bạn rèn kỹ năng phản xạ với đề, giải nhanh, giải đúng và giải trúng trọng tâm yêu cầu của đề. Điều này cực kỳ quan trọng đấy.

Làm bài tập nhiều để rèn luyện

Làm bài tập nhiều để rèn luyện

3, Một số điểm khác

Việc phân bổ thời gian học là việc cần phải chú ý đầu tiên. Bạn có thể có những mối ưu tiên khác nhau cho từng môn học, tuy nhiên cần phải có sự sắp xếp hợp lý thời gian biểu cho môn Lý nếu bạn muốn có điểm 10 trong tay. Không chủ quan học quá ít, cũng không nên học nhồi nhét và dồn dập, nếu tập trung, bạn chỉ cần chưa đến 1 tiếng mỗi ngày là đủ.
Chú ý thứ 2, máy tính là một công cụ không thể thiếu khi học các môn Toán, Lý Hóa… Với nhiều phép tính đơn giản, thay vì có thể tính nhẩm, các bạn lại dùng máy tính. Điều này vừa làm mất thời gian khi làm bài thi, vừa khiến bạn ỷ lại, phụ thuộc vào nó, không có máy tính thì không thể làm bài được. Điều này thực sự không tốt. Hãy sử dụng máy tính chỉ khi nào cần thiết, tính nhẩm cũng giúp trí óc thông minh và nhanh nhạy hơn đấy.
Để được điểm 10 Vật lý không hề khó, bạn hoàn toàn có thể là gia sư lý cho chính mình với những bí kíp trên đây. Hãy thử và bạn sẽ thấy sự thay đổi!

Nguồn: Gia su ha noi

Cách làm bài thi trắc nghiệm môn Lý

Đối với nhiều học sinh, đặc biệt là các học sinh khối xã hội, môn Lý là môn khá khó học. Tuy có thể không phải học sinh nào cũng ôn thi Đại học khối A, nhưng hầu như tất cả đều phải học môn Lý để ôn thi tốt nghiệp PTTH. Trước đây môn Lý thi tự luận, còn có những kiến thức trọng tâm, có thể khoanh vùng hoặc giới hạn để tập trung học. Với thi trắc nghiệm, nguyên tắc của đề thi là bao quát toàn bộ chương trình. Vì vậy học sinh phải ôn toàn bộ các kiến thức đã học, không được bỏ qua phần nào. Chính điều này khiến nhiều học sinh cảm thấy áp lực và bối rối khi làm đề. Thi trắc nghiệm cần có bí quyết riêng, dưới đây là bí quyết mà những trung tâm gia sư Hà Nội đã đưa ra để gợi ý cho bạn:

Cách làm bài thi trắc nghiệm Vật lý?

Cách làm bài thi trắc nghiệm Vật lý?

1, Thứ nhất: Khi làm bài bạn nên đọc lướt qua toàn bộ câu hỏi, mục đích là để nhận biết nội dung khó hay dễ. Các câu dễ thì có thể làm ngay để đỡ mất thời giờ quay lại, còn thời gian dài hơn sẽ tập trung cho các câu hỏi khó.
2, Thứ hai: Bạn nên hiểu và nắm chắc từng phần kiến thức nhỏ để đỡ mất thời gian trong việc phán đoán. Chẳng hạn như trong bài toán về Dao động điều hoà: con lắc ở một toạ độ xác định thì bao giờ vận tốc của nó cũng là 2 giá trị cộng trừ. Nếu trong 4 đáp án đề đưa ra, có đáp án nào có 1 dấu đáp án dương hoặc âm thì đó chính là đáp án sai, bạn có thể loại trừ ngay. Bạn chỉ cần xem đáp án nào có 2 giá trị cộng và trừ thì một trong những đáp án này sẽ là đáp án đúng.

Cẩn thận với những câu hỏi mẹo

Cẩn thận với những câu hỏi mẹo

3, Thứ ba: Cẩn thận với những câu hỏi mẹo. Đôi khi câu hỏi chỉ là kiểm tra trí nhớ của bạn, nếu bạn không chắc kiến thức, bạn sẽ mất nhiều thời gian vô ích cho nó.
Ví dụ: Khi nghiên cứu về Quang điện thì ánh sáng dùng cho hiện tượng Quang điện chỉ ở vùng ánh sáng tử ngoại hoặc ánh sáng nhìn thấy thì bước sóng của nó chỉ trong khoảng 0,1 – 0,5 µm (Mi cờ rô mét). Nếu đề cho đáp án 1,4 µm thì đó là đáp án sai. Bạn cần chú ý để đỡ mất thời gian.
4, Thứ tư: Các bạn có 2 cách để tìm đáp án đúng:
– Một là: Giải bài toán đầu bài đưa ra, tìm đáp số xem có đúng với 1 trong những đáp án được đưa ra không, nếu giống thì đáp án đó dùng được.
– Hai là: Dùng đáp án lựa chọn có sẵn trong đề bài đưa vào công thức mà bạn biết, đáp án nào áp dụng vào công thức cho kết quả hợp lý là đáp án đúng.
Đây là 2 cách làm xuôi ngược tùy từng câu hỏi mà sử dụng khác nhau, bạn nên linh hoạt nhé.
Nếu bạn vẫn chưa thực sự tự tin để đối mặt với bài thi môn Lý, thì tìm đến các trung tâm gia sư tại nhà uy tín cũng là 1 giải pháp khá hay ho. Hình thức gia sư tại nhà đang ngày càng phổ biến vì nó thực sự tiện lợi và có hiệu quả. Dù sao thì tự học hay học gia sư, bạn cũng vẫn sẽ cần 4 bí kíp trên đây để chinh phục bài thi trắc môn Lý đấy!

Nguồn: Gia sư lý

Bí quyết giải bài tập Vật lý

Đối với một số học sinh, môn Lý là 1 môn rất khó học vì ngoài việc sử dụng kiến thức của Toán, Lý còn đề cập đến những định lý, định luật rất trừu tượng. Lý thuyết đòi hỏi học sinh phải hiểu kỹ thì mới làm được bài tập, vậy nên làm thế nào để làm bài tập môn Lý cho tốt luôn là băn khoăn của nhiều học sinh. Hãy cùng gia sư Đức Minh, một trong những trung tâm gia sư Hà Nội, tìm hiểu bí quyết để chinh phục các dạng bài tập môn Lý nhé.

Làm sao để làm tốt bài tập Vật lý

Làm sao để làm tốt bài tập Vật lý


1, Đọc hiểu đề, từ đó xác định yêu cầu của đề
Bài tập có rất nhiều dang, từ đơn giản đến phức tạp, học sinh rất dễ nhầm lẫn. Cần phải đọc thật kĩ để hiểu đề bài, từ đó xác định đúng và đầy đủ yêu cầu của đề, tránh thiếu sót và làm sai yêu cầu.
2, Tóm tắt đề bài
Bạn nên lược bỏ bớt những câu chữ không cần thiết (những từ ngữ liên kết câu hay dẫn dắt vấn đề chẳng hạn), chỉ ghi ra những đại lượng quan trọng phục vụ cho việc tìm đáp án mà đề bài yêu cầu. Việc ghi ra cũng cần chính xác và có hệ thống bởi nếu sai sót 1 chút thôi, cả bài làm của bạn sẽ không còn ý nghĩa.
3, Đổi đơn vị nếu cần
Cũng giống như môn Toán, môn Lý có rất nhiều đại lượng với nhiều đơn vị tính khác nhau. Các bạn nhất định phải chú ý đến đơn vị của các đại lượng xuất hiện ở đề bài, nếu chúng không khớp nhau thì cần phải đổi sao cho phù hợp với việc tính toán. Không ít học sinh đã không để ý hoặc quên hẳn bước làm này và bài làm vì thế mà sai toàn bộ. Hãy chú ý nhé.

Vẽ hình minh họa

Vẽ hình minh họa

4, Vẽ hình minh họa
Môn Lý là môn nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống. Đa số các hiện tượng đều mang tính trừu tượng nên khi giảng dạy hay làm bài, môn học này đều đòi hỏi phải có những hình vẽ minh họa. Trong 1 đề bài có nhiều đối tượng tham gia, cần có hình vẽ để xác định mối liên hệ giữa chúng, từ đó giúp lựa chọn định lý, định luật và công thức áp dụng cho phù hợp. Nếu khi giải bài bạn phải phân ra nhiều trường hợp để phân tích các khả năng, cũng cần có hình vẽ để thấy được sự khác biệt giữa các trường hợp đó. Hình vẽ minh họa cũng giúp bạn tránh được lầm lẫn, sai sót trong quá trình làm bài, vì nhìn vào giấy sẽ có ích hơn là chỉ nghĩ trong đầu.
5, Viết ra những công thức có liên quan có thể dùng để giải bài
Một bài tập có thể có 1 hoặc nhiều yêu cầu khác nhau, đối với mỗi yêu cầu, bạn lại phải sử dụng những công thức khác nhau. Trong mối liên hệ logic giữa các đại lượng đã cho và các đại lượng phải tìm, bạn nên viết ra tất cả những công thức có liên quan có thể thể dùng để giải bài, việc làm này cũng giúp bạn tránh được việc quên tức thì những gì vừa nghĩ ra.
6, Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức
Một công thức tính toán thường có nhiều biến số, hãy làm từng bước một, kết hợp các công thức và tiến hành các bước biến đổi, tìm ra đầy đủ các biến số cần thiết để đưa tới kết quả cuối cùng.
7, Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng
Công thức đã có và các biến số cũng đã đầy đủ, bạn chỉ cần lắp ráp vào công thức và tìm ra con số đề bài yêu cầu thôi. Nhớ là sau khi hoàn thành phải kiểm tra lại tất cả nhé.
Một bài tập Lý cũng có điểm giống và khác với bài tập Toán, bạn cần phải tưởng tượng và kết hợp nhiều hơn. Nếu bí quyết trên đây vẫn không thể giúp bạn cải thiện tình hình, hãy thử trực tiếp tìm đến các trung tâm gia sư tại nhà xem sao nhé, họ sẽ giúp bạn thay đổi!

 Nguồn: Gia su ly

Cách ôn tập môn Vật lý để chuẩn bị cho kỳ thi Đại học

Vật lý là 1 môn học khá đặc biệt trong hệ thống đề thi Đại học của Bộ GD&ĐT bởi kiến thức thi đa số nằm trong chương trình lớp 12, chỉ có một phần nhỏ là thuộc về lớp 10 và lớp 11. Cùng với tiếng Anh, Hóa, Sinh, Vật lý cũng là môn thi dưới hình thức trắc nghiệm, đòi hỏi học sinh phải có trí nhớ và khả năng phản xạ nhanh với đề. Nhiều học sinh đã tìm đến gia sư hà nội và được chỉ dẫn một số bí quyết ôn tập môn Vật lý  khá hữu ích:

giasuducminh

Ôn thi Vật lý như thế nào?

1, Nắm vững những kiến thức cơ bản, đặc biệt là kiến thức lớp 12
Thi trắc nghiệm hay thi tự luận chỉ là hình thức kiểm tra đánh giá học sinh theo những tiêu chí đã được xác định. Dù thi theo hình thức nào, muốn đạt điểm cao, các bạn cũng cần phải có sẵn kiến thức, hơn nữa là kiến thức phải vững vàng. Nội dung thi Đại học của môn Vật lý, như đã nói, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, “chủ yếu” chứ không phải toàn bộ, vậy nên cho dù tập trung ôn tập kiến thức của lớp 12 cũng không có nghĩa bạn được phép bỏ qua kiến thức của lớp 10 và lớp 11. Một số nội dung cần chú ý trong quá trình ôn tập kiến thức:
– Lớp 10: Động học và động lực học chất điểm (gia tốc, vận tốc, lực cơ học, các định luật…)
– Lớp 11: Công của lực điện trường, chuyển động của các hạt mang điện dưới tác dụng của lực điện trường; từ trường và cảm ứng điện từ; thấu kính và lăng kính;…
– Lớp 12: Dao động và sóng cơ học; dao động và sóng điện từ; sóng ánh sáng; dòng điện xoay chiều; vật lý hạt nhân…
2, Luyện đề để tập phản xạ với hình thức thi trắc nghiệm
Thi trắc nghiệm khác với thi tự luận, vì số lượng câu hỏi lớn và những kiến thức được đề cập tới trong đề thi rất rộng, nên không có những nội dung quá phức tạp, yêu cầu đi sâu phân tích. Thi trắc nghiệm chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức lý thuyết và nhuần nhuyễn các dạng bài tập cơ bản nhất trong SGK là đã có thể làm tốt bài thi. Lời khuyên cho các bạn là:
– Trước khi tập làm đề trắc nghiệm, hãy luyện tập thành thục cách làm bài tự luận: Đặc biệt là phần bài tập, bao giờ cũng có 1 hệ thống công thức rất dài cần phải ghi nhớ. Làm những bài tập tự luận với các bước giải cụ thể và rõ ràng chính là 1 cách giúp bạn phản xạ, đọc 1 câu hỏi bài tập sẽ xác định ngay được trong đầu là phải làm những gì và bắt đầu từ đâu. Đây cũng là cách giúp bạn ôn tập và vận dụng lại kiến thức lý thuyết đã học.

Vận dụng lý thuyết để làm các bài tập cơ bản

Vận dụng lý thuyết để làm các bài tập cơ bản

– Sưu tầm và làm lại những đề trắc nghiệm của các năm trước, kể cả những đề được share trên mạng không phải là đề thi chính thức của Bộ Giáo dục: Mỗi 1 đề thi đều là công sức của người ra đề sau khi đã suy nghĩ, cân nhắc và lựa chọn. Làm lại những bộ đề này giúp các bạn kiểm tra lại khối lượng kiến thức đã học, còn băn khoăn chỗ nào, chưa hiểu tại sao lại thế… và từ đó kịp thời bổ sung những mảng kiến thức còn chưa chắc chắn. Luyện tập nhiều cũng sẽ giúp bạn làm quen với cách thi và hình thức thi, tập dượt thi thử để không bị áp lực khi vào phòng thi thực sự.
Kỳ thi Đại học luôn là kỳ thi căng thẳng nhất. Việc học và ôn thi như thế nào cho có hiệu quả là vấn đề khiến rất nhiều bạn băn khoăn. Có những bạn chỉ cần tự học tại nhà, cũng có không ít bạn tìm đến các “lò” học thêm hay tìm gia sư tại nhà nhằm phục vụ nhu cầu cấp thiết của mình. Cho dù là cách thức nào thì mục đích cuối cùng vẫn là có được tấm vé vào Đại học. Với những bí quyết học và ôn Vật lý đã chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn dự thi khối A sẽ hoàn thành thật tốt kỳ thi sắp tới của mình.

Nguồn: Gia su Ly

Bỏ túi kinh nghiệm đạt điểm cao môn Vật lý 12

Để được điểm cao môn Vật lí trong kỳ thi Đại học thì việc chăm chỉ ôn luyện thôi thì chưa đủ, mà còn phải có bí quyết làm bài riêng thì bài thi của bạn mới đạt điểm xuất sắc.

Bài viết này Gia sư tại nhà xin chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm đạt điểm cao môn Vật lý 12.

images (3)

1. Nắm vững lý thuyết cơ bản trong toàn bộ sách giáo khoa theo chương trình học sinh đã chọn: Trong khi các đề thi tự luận thường tập trung vào các vấn đề lớn, trọng tâm, có tính hệ thống thì các đề thi trắc nghiệm có thể đề cập, khai thác tất cả các chi tiết của bài học trong sách giáo khoa, những điều mà đề thi tự luận rất ít hoặc không đề cập đến. Do vậy các bạn học sinh không nên bỏ qua bất kỳ một “tiểu tiết” nào trong sách giáo khoa.

Các bạn phải nắm chính xác các định luật Vật lí, các định nghĩa, công thức. Hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ các kiến thức Vật lí cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt các công thức, các hằng số Vật lí thường gặp.

2. Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả: Khi làm xong các phép tính, bạn cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, bạn hãy cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không. Bạn hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học, ví dụ nên viết: 2,3.10-3 m thay vì 0,0012 m…

3. Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ thị:Dạng câu hỏi này ít được quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng Vật lí xảy ra theo những quy luật nhất định nên có thể tìm thấy bài toán đồ thị ở mọi nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị đối với học sinh phổ thông có lẽ chưa được tốt lắm! Bạn hãy luyện tập với loại bài tập này nhiều hơn.

4. Chú ý đến các hiện tượng Vật lí và ứng dụng trong thực tế:Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn. Muốn không bị nhầm lẫn, điều quan trọng là phải hiểu bản chất các hiện tượng. Đối với chương trình mới, học sinh phải chú trọng đến các bài thí nghiệm thực hành, đọc và tìm hiểu các nội dung liên quan thuộc chương cuối cùng từ Vĩ mô đến Vi mô.

5. Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm để chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất thời gian tính toán.
6. Môn Vật lí có rất nhiều công thức, vì vậy việc học thuộc là điều khá khó khăn. Vì vậy để học thuộc được tất cả các công thức đó học sinh phải hiểu được bản chất của từng công thức ấy, và gắn nó với thực tế.
7. Trong phần bài tập học sinh thường tưởng mình nắm chắc các phần Cơ, Điện, nhưng thực ra những phần đó là khó nhất trong tất cả các phần của môn Vật lí. Vì vậy, một kinh nghiệm “xương máu” là không bao giờ được chủ quan trong bất kỳ phần thi nào, đặc biệt là các phần mình tưởng chừng như nắm vững nhất.
8. Ăn điểm ở các phần khó: Đối với các Các phần Sóng cơ, Sóng điện từ, Quang lý thường bị học sinh coi là khó. Nhưng thực ra việc giải quyết các bài tập trong các phần này sẽ rất dễ nếu bạn nắm vững lý thuyết.
9. Để nhớ lâu và hiểu sâu lý thuyết thì bạn phải phải ghi chép, hiểu bản chất, không được học “học vẹt” và phải bám sát vào cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT.

saotoi1
Trên đây là 9 bí quyết làm bài tốt môn Vật lí 12 mà gia sư hà nội dành tặng cho các bạn “bỏ túi” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học sắp tới. Hy vọng với những bí quyết trên bài thi Vật lí của các bạn sẽ đạt điểm cao nhất.
Chúc các bạn học tốt!

                                                                                       ( Nguồn Gia sư Lý

 

Gia sư chia sẻ kinh nghiệm học giỏi môn Lý

Vật lý là một môn khoa học nghiên cứu các hiện tượng trong tự nhiên & có ứng dụng cao trong thực tế.
Sau đây là một vài bí quyết nhỏ mà các bạn gia sư Hà Nội chia sẻ giúp học tốt hơn môn Lý .

images

1. Tạo đam mê với môn học
Không chỉ riêng môn Lý, mà đối với bất cứ môn học nào cũng vậy, việc đầu tiên là bạn phải tạo đam mê . Có đam mê lúc đó bạn mới có hứng thú & động lực để học tốt. Bạn có thể xây dựng đam mê bằng cách : tham gia các câu lạc bộ Vật lý vui , tìm kiếm những người bạn ham học hỏi , thử làm các thí nghiệm Vật lý đơn giản ….

Làm các thí nghiệm Vật Lý đơn giản

Làm các thí nghiệm Vật Lý đơn giản

2. Có trình tự làm bài một cách khoa học
Xây dựng phương pháp làm bài một cách có khoa học & hệ thống .
Đối với phần lý thuyết : Gia sư Lý tại Hà Nội khuyên bạn cần phải học & hiểu được các công thức Vật lý . Muốn nhớ được các công thức bạn phải luyện tập , làm nhiều bài tập, làm nhiều dang toán .
Các công thức cần nhớ & hiểu ý nghĩa của các đại lượng trong đó . Tránh tình trạng học vẹt, học nhồi nhét .
Đối với phần bài tập : Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt , tìm những dữ kiện cần thiết trong đề để nhớ chính xác dạng bài hơn . Việc tóm tắt cũng giúp ta biết được đề cho đại lượng nào, đại lượng nào chưa có, để có hướng giải quyết phù hợp .
Nên vẽ hình minh họa để tiện cho việc tính toán ( nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia ).
3. Lập nhóm học tập từ 3-5 bạn
Gia sư Lý chia sẻ rằng việc học theo nhóm có rất nhiều lợi ích. Bạn có thể hỏi han & dễ dàng được bạn bè giúp đỡ trả lời các vướng mắc. Bên cạnh đó với sự phân công hợp lý trong nhóm sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giúp bạn có động lực học tập tiến bộ hơn .

de hoc tot vat ly lop 9 - gia su Duc Minh

Nếu có điều kiện bạn nên học nhóm hoặc tìm gia sư dạy Lý

Như vậy, với môn Lý đề thi có 2 phần cụ thể là định tính & định lượng các bạn phải coi trọng cả lý thuyết lẫn bài tập , đặc biệt không được học qua loa, vì có nắm vững lý thuyết mới áp dụng tính toán một cách nhuần nhuyễn. Chúc bạn thành công !

                                                                                                                                                                                                                    ( Nguồn: Gia su tại nha)